Giới thiệu về USB4

Giới thiệu về USB4
Ngày đăng: 30/07/2021 08:52 AM

    Nguồn gốc của USB4

     

    USB4 được xây dựng và bổ sung dựa trên kiến trúc USB 3.2 và 2.0. Đồng thời, bằng cách “vay mượn” các cấu hình của giao thức Thunderbolt của Intel, USB4 đã tăng gấp đôi băng thông tối đa của chuẩn USB, đồng thời cho phép truyền tải các giao thức dữ liệu và hiển thị cùng một lúc.

    Những chiếc máy tính tương thích USB4 xuất hiện hồi cuối năm 2020, và trong năm 2021 thì dự là sẽ có thêm laptop lẫn desktop được hỗ trợ chuẩn này, cùng với đó là các thiết bị ngoại vi tương thích với USB4.

    Lý do USB4 được viết chính thức là “USB4” (không có khoảng cách)

     

    Chắc các bạn để ý cũng thấy USB4 được viết khác với những phiên bản USB trước đây, cụ thể là không có dấu cách trước con số phiên bản. CEO Brad Saunders của USB Promoter Group giải thích rằng mục đích của việc này là để người dùng không quá tập trung vào số phiên bản. Họ không có ý định dùng những con số như 4.0, 4.1, 4.2 để phân biệt, mà thay vào đó là xem USB4 như một cái “tên thương hiệu” cho đơn giản hóa vấn đề.

    Saunders cho biết những con số trên thực chất chỉ dành cho nhà phát triển mà thôi, còn các hãng PC thì nên dùng những cái tên đơn giản hơn để quảng bá sản phẩm của mình. Đội ngũ của Saunders vẫn chưa có chiến thuật quảng bá cụ thể, cho nên biết đâu USB4 sẽ mang một cái tên xịn sò nào đó. Cũng như hồi trước, USB 3.x còn được biết đến với cái tên SuperSpeed USB vậy.

    Ưu điểm đáng chú ý của USB4

     

    • Tốc độ tối đa 40 Gbps: Bằng cách dùng cáp có 2 làn, các thiết bị có thể truyền tải dữ liệu với tốc độ lên đến 40 Gbps.
    • DisplayPort Alt Mode 2.0: USB4 hỗ trợ DisplayPort 2.0 thông qua chế độ Alt Mode. DisplayPort 2.0 hỗ trợ độ phân giải 8K@60 Hz khi đang bật HDR10.
    • Có thể tương thích với Thunderbolt 3: Vì chuẩn USB4 không yêu cầu phải tương thích với Thunderbolt nên tùy vào nhà sản xuất có muốn nó tương thích với Thunderbolt 3 hay không.
    • Quản lý tài nguyên cho video, PCIe tốt hơn: Các thiết bị USB4 có thể dùng tiến trình “protocol tunneling” để gửi các gói dữ liệu DisplayPort, PCIe, USB cùng một lúc và các luồng dữ liệu sẽ được phân chia tương ứng.

    Đặc điểm thiết kế của USB4

     

    • Sử dụng cổng USB Type-C: USB4 chỉ hoạt động thông qua cổng Type-C thôi các bạn ạ, vì thế nên sẽ không có cái hub USB4 nào dùng cổng Type-A đâu.
    • Có 2 loại tốc độ: Theo lý thuyết thì USB4 có thể đạt tốc độ lên đến 40 Gbps, nhưng đối với những thiết bị nhỏ và có giá thấp, ví dụ như điện thoại thì nó sẽ sử dụng USB4 20 Gbps.
    • Nhãn USB4 sẽ không có số của phiên bản: Nhà sản xuất có thể liệt kê USB4 trong cấu hình chi tiết, nhưng logo thì chủ yếu chỉ cho biết tốc độ truyền dữ liệu 20 Gbps hoặc 40 Gbps mà thôi.
    • USB4 sẽ tốn chi phí sản xuất hơn USB 3.2: Chưa rõ chi phí này chính xác là bao nhiêu, nhưng nó đòi hỏi phải sử dụng các linh kiện mắc tiền hơn so với chuẩn USB 3.2 hiện tại.

    Tính năng của USB4

     

    • Tương thích ngược với các thiết bị cũ: USB4 vẫn sẽ hoạt động với thiết bị và cổng USB 3, USB 2 (tốc độ và tính năng lúc này sẽ bị hạn chế).
    • Dây cáp USB cũ vẫn có thể đạt tốc độ tối đa: Các dây cáp và adapter USB hiện tại vẫn hoạt động tốt với USB4, nhưng lưu ý là nó cũng chỉ đạt tốc độ tối đa tương ứng với chuẩn USB thấp nhất trong liên kết mà thôi.
    • Thunderbolt 4 là USB4 được thêm “hoa lá hẹ”: Nếu bạn nhìn thấy một thiết bị hỗ trợ Thunderbolt 4 thì thực chất nó là USB4 40 Gbps và hỗ trợ tương thích ngược với Thunderbolt 3.

                                                                    Source : USB , Apple Insider , PC Mag , Tom's Hardware , How To Geek , GVN 

    Facebook Gọi điện Gửi tin nhắn Zalo Zalo Liên hệ