Meta tạo ra AI để xác minh thông tin trên Wikipedia

Meta tạo ra AI để xác minh thông tin trên Wikipedia
Ngày đăng: 20/07/2022 08:47 AM

    Hồi năm 2020, cộng đồng Wikipedia dính scandal rùm beng về việc một thiếu niên người Mỹ đã viết đến 27.000 danh mục bằng ngôn ngữ mà người này không hề biết tí gì về nó. Sự kiện này nhắc nhở chúng ta một điều rằng Wikipedia không phải là nơi hoàn hảo để tìm kiếm thông tin. Có người sẽ cố tình chỉnh sửa nó vì mục đích xấu, nhưng cũng không ít trường hợp các thông tin trên này vô tình bị chỉnh sửa nhầm. Thế là Meta – công ty mẹ của Facebook – đã ra tay tương trợ bằng cách phát triển một AI (trí thông minh nhân tạo) chuyên biệt.

    Cụ thể, AI này sẽ tập trung vào phần trích dẫn (citation) trong bài viết trên Wikipedia. Nền tảng này có một vấn đề, đó là số lượng phần trích dẫn quá khổng lồ, các biên tập viên tình nguyện của Wikipedia không thể nào xử lý nổi. Cứ mỗi tháng là Wikipedia có thêm 17.000 bài viết, trong mỗi bài lại có rất nhiều trích dẫn chưa hoàn tất, bị thiếu, chưa được xác thực, hay thậm chí là sai bét nhè luôn.

    Meta đã phát triển một AI có khả năng tự động quét hàng loạt trích dẫn để xác minh độ chính xác của nó. Ngoài ra, AI này còn có thể gợi ý các trích dẫn thay thế nếu trích dẫn có sẵn chưa được hoàn hảo. Thay vì dùng cảm nhận chung (common sense) và kinh nghiệm như con người khi xác minh các trích dẫn, AI sẽ dùng mô hình Natural Language Understanding (NLU) để hiểu được mối quan hệ giữa các từ và cụm từ trong 1 câu. Cơ sở dữ liệu Sphere của Meta chứa hơn 134 triệu trang web sẽ là nguồn “kiến thức” cho AI này. Khi nó kiểm tra phần trích dẫn của 1 bài viết, nó sẽ tìm 1 nguồn tin để xác nhận lại.

    Cũng cần nói rõ là Wikipedia hiện không dùng AI để tự động hóa quy trình kiểm tra các trích dẫn, mà đó là nỗ lực của Meta nhằm tích hợp vào nền tảng của họ để các biên tập viên của Wikipedia có thể dùng vào một ngày không xa.

                                            Source: Engaget and GVN 

    Facebook Gọi điện Gửi tin nhắn Zalo Zalo Liên hệ